Bản Bút làm du lịch

Bản Bút thuộc xã Nam Xuân chỉ cách thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa chưa đầy 10 km, nằm gọn trong vùng thung lũng rộng lớn, được bao quanh bởi núi đồi, rừng nguyên sinh xanh ngút, quanh năm mát mẻ, khí hậu trong lành. Đây là nơi định cư hơn 100 hộ dân tộc Thái. Người dân bản Bút phát triển du lịch cộng đồng nhờ sự kết hợp hài hoà giữa cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc riêng. 

Bản Bút làm du lịch
- Ảnh 1.

Bản Bút

Đây cũng là bản tiên phong trong công tác xây dựng làng văn hóa của xã và là bản đầu tiên được công nhận là bản đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018. Thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quan Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xã Nam Xuân đã lựa chọn 5 hộ gia đình đồng bào Thái ở bản Bút làm thí điểm dịch vụ du lịch homestay.

Bản Bút làm du lịch
- Ảnh 2.

Ông Hà Công Chức, Trưởng bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa cho biết: “

Là một trong năm hộ được chọn làm thí điểm dịch vụ du lịch homestay, gia đình chị Phạm Thị Tuyết xây dựng homestay A Béo với tinh thần vừa tìm tòi học hỏi vừa sáng tạo nhưng vẫn phải gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bản Bút vốn được biết đến là nơi còn lưu giữ những nếp nhà sàn truyền thống mang kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của người Thái. Hơn 100 hộ dân nơi đây hầu như vẫn sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống mà ông cha để lại. 

Bản Bút làm du lịch
- Ảnh 3.

Những nếp nhà sàn tồn tại hàng chục năm với kiến trúc đặc trưng chính là điểm nhấn cho du khách muốn khám phá, tìm hiểu văn hoá truyền thống của người Thái ở miền sơn cước này. Bắt tay làm du lịch cộng đồng, gia đình chị Tuyết đã đầu tư nâng cấp nhà sàn, xây dựng công trình phụ khép kín, cải tạo cảnh quan để kinh doanh du lịch nhưng vẫn giữ được nét riêng của quê hương mình.

MC Thanh Thư trò chuyện với chị Phạm Thị Tuyết, Chủ Homestay A Béo Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa

Cũng là một trong 5 hộ thí điểm tham gia dự án, nhưng homestay Na Hương của gia đình chị Hà Thị Ngơi lại có cách làm khác để níu giữ bước chân du khách khi tìm về bản Bút. Ở đây, nghề dệt thổ cẩm đã có từ rất lâu đời. Khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn theo các cô gái về nhà chồng, và một phần dùng trao đổi theo phương thức vật đổi vật, phụ thêm cho kinh tế gia đình. Người dân thường tranh thủ dệt khi nông nhàn, hoặc thắp đèn, đốt lửa để dệt ban đêm. Khi bản làm du lịch cộng đồng, chị Hà Thị Ngơi cùng các chị em đã đưa nghề dệt truyền thống thành một nét văn hóa riêng, tạo ấn tượng cho khách du lịch nhớ về quê hương mình.

MC Thanh Thư trò chuyện với chị Hà Thị Ngơi, Chủ Homestay Na Hương – Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa

Ở bản Bút, việc phát triển du lịch cộng đồng chủ yếu dựa trên nền tảng là giá trị văn hoá đậm đà bản sắc riêng kết hợp cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những nếp nhà sàn truyền thống với nét kiến trúc đặc trưng, những thửa ruộng bậc thang miên man trải dài tạo nên điểm nhấn tuyệt đẹp cho bức tranh miền sơn cước. Bản Bút còn mời gọi du khách với hồ trên núi bốn mùa nước trong xanh như chiếc gương khổng lồ gom những nét đẹp nguyên sơ của núi rừng bao la.

Bản Bút làm du lịch
- Ảnh 4.

Hồ Pha Đay có diện tích khoảng 2,2 ha nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.200m so với mực nước biển. Hồ được bao bọc giữa rừng cây trên núi đá vôi hàng nghìn năm tuổi. Pha Đay mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, ít nơi nào có được. Hồ Pha Đay lúc xanh rêu, lúc xanh lam, khi lẫn sắc vàng của bóng cây, có lúc lại điểm xuyết sắc trắng của những đám mây. Du ngoạn trên lòng hồ Pha Đay, du khách có thể dừng chân ghé thăm các thửa ruộng bậc thang, cảnh đẹp nhất vào mùa nước đổ hoặc khi lúa chín.

Bản Bút làm du lịch
- Ảnh 5.

Nằm sát thửa ruộng bậc thang với sóng lúa vàng tầng tầng, lớp lớp, Homestay Minh Huy tạo điểm nhấn ấn tượng cho du khách với tầm nhìn ngút ngàn sắc vàng khi mùa lùa chín. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 06/2022, nhưng gia đình chị Hà Thị Tuôn, chủ homestay Minh Huy đã có sự chuẩn bị từ nhiều năm trước. Vợ chồng chị đã mất một thời gian dài để lên ý tưởng, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng trong những chuyến tham quan ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình… Khi bắt tay vào thực hiện homestay chị cũng luôn trăn trở để bài trí và tạo không gian hài hòa, mang đậm sắc màu văn hóa, gần gũi thiên nhiên.

MC Thanh Thư trò chuyện với chị Hà Thị Tuôn, Chủ Homestay Minh Huy, Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa

Ngoài cảnh đẹp ở bản Bút, du khách còn yêu mến nơi đây bởi sự thân thiện, mến khách của người dân bản địa. Ghé thăm bản Bút, du khách sẽ được hòa mình vào không khí ấm áp, vui tươi của những làn điệu khua luống, hay say men rượu cần ngọt lành, vương vít lòng người. Hiện nay, du lịch cộng đồng đã tạo việc làm cho gần 50 lao động tại bản. Bản Bút đã và đang tiếp tục duy trì các hộ gia đình làm du lịch, với các dịch vụ như: thưởng thức ẩm thực, phục vụ lưu trú; xây dựng chương trình văn nghệ mang đặc trưng văn hoá dân tộc Thái; thành lập tổ chở khách lên tham quan hồ Pha Đay, duy trì phát triển nghề dệt thổ cẩm; nấu rượu cần men lá. Các homestay luôn làm tốt công tác đón tiếp khách, chỉnh trang khuôn viên, vườn hộ, bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo tốt việc phục vụ khách lưu trú.

Bà Phạm Thị Nhị, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa cho biết: “Xã Nam Xuân sẽ cố gắng để khẳng định và phát huy tốt được thế mạnh, tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống cũng như là tiếp tục thúc đẩy các hoạt động quảng bá, xúc tiến để cho các hộ gia đình đang làm du lịch thì sẽ có bước phát triển tốt hơn và tiếp tục đẩy mạnh từ 2-3 homestay trong thời gian tới đây, đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với địa phương”.

Bản Bút làm du lịch
- Ảnh 6.

Năm 2023 bản Bút đã thu hút hơn 800 lượt khách, phấn đấu năm 2025 có hơn 2.000 lượt khách, trong đó 60% là khách lưu trú ít nhất 1 đêm; năm 2023 tổng thu từ du lịch cộng đồng đạt hơn 250 triệu đồng; phấn đấu năm 2025 sẽ đạt trên 800 triệu đồng, lượng khách tăng dần từ 5 – 10% so với năm trước… Trong đó mục tiêu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là trọng tâm.

Với điều kiện tự nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, sự nỗ lực của địa phương cùng lòng hiếu khách của đồng bào, bản Bút đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn trong tương lai.

Nguồn: Chuyên mục Đất và người xứ Thanh/TTV

Đánh giá post này: