Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc

Chị Lê Thị Hương, ở thôn Minh Nguyên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc được xem là một trong những nghệ nhân thuộc thế hệ trẻ “tiếp lửa” hát ru Mường của vùng đất Châu Ngọc. Từ việc gắn bó với những khúc hát ru truyền thống trong suốt thời thơ ấu, bằng tình yêu với làn điệu hát ru của đồng bào mình, chị Hương đã không ngừng học hỏi, sưu tầm các làn điệu hát ru, đồng thời nâng cao năng lực trình diễn của mình và truyền dạy cho lớp trẻ.

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc- Ảnh 1.
Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc- Ảnh 2.

Nghệ nhân ưu tú Lê Thị Hương, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

Nghệ nhân ưu tú Lê Thị Hương, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Giá trị của hát ru Mường là lời ru tha thiết của người mẹ, người bà, mong muốn con mình được lớn lên trong vòng tay yêu thương, trong vành nôi để các con trưởng thành và khôn lớn nên người”.

Năm 2022, UBND huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, tổ chức khảo sát bảo tồn, phát huy giá trị hát ru Mường trên địa bàn huyện. Qua các nghệ nhân, người có uy tín trong bản làng như chị Hương, nhiều tư liệu quý giá về hát ru Mường đã được ghi chép, thu thập lại. Đến tháng 8 năm 2024, hát ru Ún của người Mường Ngọc Lặc chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc- Ảnh 3.

Ông Phạm Đình Cường, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

Ông Phạm Đình Cường, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Việc được đưa danh mục hát ru của dân tộc Mường Ngọc Lặc vào Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia sẽ giúp cho việc quản lý bảo tồn, phát huy giá trị hát ru Mường được tốt hơn. Đồng thời, giúp đồng bào được hưởng thụ nền văn hóa tốt đẹp của địa phương mình, góp phần đưa văn hóa của người Mường Ngọc Lặc làm đa dạng nền văn hóa chung của dân tộc”.

Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc- Ảnh 4.

Nghệ thuật trình diễn Ru Ún (hát ru) của người Mường huyện Ngọc Lặc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là tín hiệu vui cho thấy những nỗ lực, cố gắng của địa phương bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được ghi nhận; đồng thời mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho huyện Ngọc Lặc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 10/10/2024

Đánh giá post này: