Dấu xưa

Trước kia, cụm từ “quẩn quanh nơi cái ao làng” như hàm ý về những người cả cuộc đời chẳng đi đâu xa, không mở mang tầm mắt để ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Thế nhưng, dẫu có quẩn quanh nơi cái ao làng đi chăng nữa thì khi sống có ích cho thôn xóm, sống cuộc đời bình dị, giản đơn cũng thực sự đủ đầy hạnh phúc.

Dấu xưa- Ảnh 1.

Đi về phía Tây thành phố, dọc theo dòng sông uốn khúc thuộc xã Đông Tân, có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi nơi đây… vẫn còn hình ảnh của những chiếc ao. Không phải là chiếc ao làng gắn với cả một thôn xóm, mà là những “bờ ao nhà mình” thuộc về riêng mỗi ngôi nhà.

Dấu xưa- Ảnh 2.

Khi mà làng lên phố thì mỗi tấc đất cũng trở thành tấc vàng. Những ngôi nhà hiện đại thi nhau mọc lên. Và người dân chuyển sang sử dụng nước máy. Thế nên giếng nước rồi ao nhà cũng… mất dần đi. Những chiếc ao còn lại ở những vùng ven đô, khi mà cuộc sống vẫn còn pha trộn giữa điều xưa cũ với nhịp sống mới, trở thành mảng ký ức, hoài niệm khó phai. Chiếc ao xưa gắn với bao sinh hoạt trong đời sống thường ngày, cũng là nơi những đứa trẻ vẫy vùng tắm mát rồi lớn dần lên…

Dấu xưa- Ảnh 3.

Những hình ảnh về làng quê xưa còn được gợi nhớ ở cánh đồng rơm rạ mỗi buổi chiều tà. Phía bên kia là con đường tấp nập xe qua, những ngôi nhà cao tầng hiện đại; và phía bên này, những cánh đồng còn lại, vẫn đầy hoa cỏ dại và bình yên như xưa cũ.

Dấu xưa- Ảnh 4.

Xưa nhìn đâu cũng thấy màu xanh của cây cổ thụ, lũy tre xanh hay cánh đồng làng. Nay nhìn đâu cũng thấy những ngôi nhà san sát nhau, những con đường không ngớt dòng xe qua lại. Cuộc sống vốn là chuỗi vận động không ngừng nghỉ…. Nhắc nhớ lại những điều thuộc về làng quê một thời xưa cũ, không chỉ bởi luyến lưu, thương nhớ; mà càng thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét xưa ấy trong cuộc sống hiện đại của hôm nay.

Nguồn: Thanh Hóa góc nhì từ trên cao/TTV

Đánh giá post này: