Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá

Hà Trung hiện có 72 di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng, trong đó 9 di tích cấp quốc gia và 63 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, huyện còn có 342 di tích thuộc các loại hình kiến trúc, văn hóa, lịch sử cách mạng, tín ngưỡng được kiểm kê. Với mục tiêu góp phần tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương, huyện đoàn Hà Trung đã triển khai thực hiện công trình thanh niên mã QR tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ trên địa bàn. 

Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá- Ảnh 1.

Mỗi điểm di tích được gắn các mã QR tích hợp liên kết với các nền tảng mạng xã hội nhằm nâng cao tính phổ biến và thuận tiện tìm kiếm thông tin về các di tích. Đến nay, 4 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đã được gắn mã QR.

Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá- Ảnh 2.

Anh Nguyễn Bảo Trung, Bí thư Huyện đoàn Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Anh Nguyễn Bảo Trung, Bí thư Huyện đoàn Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Quá trình thực hiện, các bạn sinh viên tình nguyện phối hợp với huyện đoàn tìm hiểu các thông tin, viết bài đăng trên trang thông tin điện tử, sau đó chuyển thành mã QR đặt tại các điểm di tích”.

Thanh Hóa hiện có hơn 1.535 di tích di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Thời gian qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện để tuyên truyền, thông tin về các địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ để xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, góp phần cùng toàn tỉnh số hóa được 156 di tích. Để có dữ liệu đầy đủ, chính xác, các cơ sở đoàn trong tỉnh đã phối hợp với các phòng chức năng tổng hợp các nguồn thông tin, từ đó biên tập, thiết kế rõ ràng, chi tiết để người dân, khách du lịch có thể tra cứu thông qua mã QR.

Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Lê, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Chị Phạm Thị Duyên, Phó Bí thư Huyện đoàn Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa: “Bên cạnh các hoạt động chuyển đổi số khác, đoàn thanh niên tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện số hóa các điểm di tích kế cả các di tích chưa được xếp hạng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền”.

Ông Nguyễn Văn Lê, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: “Chuyển đổi số quảng bá du lịch rất thuận lợi, bà con có thể check mã QR, rất thuận lợi quảng bá du lịch địa phương và hiểu di tích rõ ràng hơn”.

Ứng dụng quét mã QR tại các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong công tác quảng bá điểm đến, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; cho phép người dân, du khách tiếp nhận thông tin đầy đủ, tiện lợi và chính xác. 

Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá- Ảnh 4.

Việc làm này cũng giúp đoàn viên, thanh niên dễ dàng tiếp cận được những giá trị của văn hóa truyền thống; từ đó nhân lên ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của ông cha.

Nguồn: Bản tin THNM/TTV

Đánh giá post này: