Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh

Được khởi công bảo tồn, phỏng dựng từ năm 2010, trên cơ sở nền móng, hệ thống chân tảng hiện còn, cùng với kết cấu, vật liệu xây dựng, được phục chế theo mẫu và kiểu dáng màu sắc được phát hiện tại Lam Kinh qua nhiều lần khai quật, năm 2017 chính điện Lam Kinh được hoàn thành và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào đầu năm 2022.

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 1.

Sự hiện hữu của tòa chính điện được ví như linh hồn của di sản đã mang lại cho Lam Kinh một diện mạo kinh đô cổ xưa. Kiến trúc mang đậm phong cách nhà Lê, là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ và hết sức công phu, được sử dụng tới hơn 2.000m3 gỗ lim. 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 2.
Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 3.

Hình tượng Rồng là Linh vật chủ đạo, được khắc hoạ đậm nét tại chính điện và hoàn toàn được chạm khắc theo phương pháp thủ công truyền thống.

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 4.

Hoạ Sĩ – Nghệ nhân Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình Văn hóa Thanh Hóa

Hoạ Sĩ – Nghệ nhân Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình Văn hóa Thanh Hóa cho biết, theo quan niệm xưa, hình tượng rồng là hình tượng chính đối với kiến trúc cung điện. Rồng được quan niệm đó là Thiên tử, do đó, đề tài trạm khắc trang trí cung điện là chủ yếu nhấn mạnh về vai trò, quyền uy cai quản của Hoàng đế. 9 bậc thềm rồng cũng chính là tượng trưng cho 9 bậc tầng mây, quyền uy cai quản của Thiên tử. Do đó, để thiết kế công trình này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, kỹ lưỡng. 

Để góp phần phỏng dựng thành công các công trình kiến trúc của Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Hoạ sĩ Hoàng Tuấn Liêm là đã giành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu, phác thảo những bản thiết kế với hoạ tiết, hình tượng đặc trưng. 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 5.

Ông cũng là người có công lớn trong việc xây dựng lại đội ngũ thợ mộc thủ công lành nghề đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh cùng các công trình tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 6.

Họa sĩ – Nghệ nhân Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình Văn hóa Thanh Hóa cho biết: “Việc nghiên cứu phác thảo hình tượng rồng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, từ các vương triều trong lịch sử, được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ cha, ông, con cháu và được rèn giũa từ cái tâm của người thợ. Chúng tôi tiếp tục kế thừa tiếp nối nghệ thuật chạm trỗ điêu khắc hình tượng rồng theo phương pháp thủ công truyền thống, qua đó góp phần gìn giữ tinh hoa và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.”

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh- Ảnh 7.

Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của tỉnh Thanh Hoá, hơn 2 thập kỷ qua, hàng chục dự án đã được triển khai phục dựng như: công trình Chính Điện, các tòa Thái miếu, Nghinh môn, sân Rồng, cầu Bạch, sông Ngọc, giếng cổ và bảo vệ các lăng mộ, bia đá, cải tạo cảnh quan môi trường cùng với bảo vệ gìn giữ nguyên vẹn hệ thống rừng xanh với diện tích hơn 200 ha bao bọc, trong đó có gần 100 ha Rừng đặc dụng với hàng chục cây Di sản có tuổi đời từ 300 đến hơn 600 năm. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thực sự trở thành trọng điểm trên bản đồ du lịch của cả nước.

Nguồn: Bản tin Thời sự THNM/TTV

Đánh giá post này: